THUỐC SÀI GÒN

Đau bụng dưới bên trái có phải ruột thừa không ?

Lương Văn Tèo Tuesday, 28 June, 2022

Đau bụng dưới bên trái được xem là hiện tượng khá phổ biến đối với các chị em phụ nữ. Theo đánh giá từ các chuyên gia y tế, đau bụng dưới bên trái xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Liệu đau bụng dưới bên trái có phải đau ruột thừa không? Đây là một trong những thắc mắc được rất nhiều độc giả quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Hỏi: Thưa bác sĩ! Dạo gần đây, tôi phát hiện thấy mình có những dấu hiệu bất thường như: xuất hiện những cơn đau xung quanh rốn, sau đó dần di chuyển vùng bụng dưới bên trái. Không những thế, vùng kín của tôi còn có hiện tượng tăng tiết dịch âm đạo. Điều này khiến tôi vô cùng khó chịu. Một số người bạn có bảo rằng đó là dấu hiệu đau ruột thừa. Liệu đau bụng dưới bên trái có phải đau ruột thừa không thưa bác sĩ? Tôi nên làm gì để chấm dứt tình trạng này? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ bác sĩ! (Thu Hiền- Hà Nội)

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chuyên trang NST Phòng Khám của chúng tôi. Thắc mắc của bạn được bác sĩ Nguyễn Thị Lan - tham vấn y khoa giải đáp như sau:

Bạn thân mến! Triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa là đau bụng. Tuy nhiên, triệu chứng này có thể gặp ở nhiều bệnh khác nên mọi người thường hay phân vân không biết đau bụng dưới bên trái có phải đau ruột thừa không?

Có thể bạn chưa biết! Đau ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm, đau ruột thừa nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Trong đó đau bụng được xem là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên. Vậy đau ruột thừa bên trái hay bên phải? 

Theo đánh giá từ bác sĩ Nguyễn Thị Lan, cơn đau bụng ban đầu xuất hiện ở xung quanh rốn, sau đó lan dần sang vùng bụng phía dưới bên phải, với tính chất đau âm ỉ, liên tục và tăng dần.

Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như: chán ăn, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, sốt cao, căng cứng cơ bụng. Mức độ đau tăng lên khi người bệnh di chuyển, ho, ngáy, hắt hơi và thở sâu.

Để xác định xem người bệnh bị viêm ở mức độ nhẹ hay nặng, bác sĩ sẽ ấn vào phía phải vùng bụng dưới (vị trí ruột thừa). Nếu bụng mềm, bị đau khi ấn vào, thân nhiệt không cao thì chứng viêm còn nhẹ.

Nếu viêm nặng, đã có mủ, hoại tử, hoặc đã thủng thì bệnh nhân đau bụng rất dữ dội, phạm vi bị đau cũng mở rộng kèm theo sốt cao.

Với trường hợp của bạn Thu Hiền, bạn bị đau bụng dưới bên trái thì chắc chắn không phải đau ruột thừa bạn nhé! Bởi vị trí đau ruột thừa chỉ xuất hiện ở phía bên phải. Tình trạng đau bụng dưới bên trái mà bạn đang gặp phải có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhé!

Thu Hiền thân mến! Như chúng tôi vừa phân tích ở trên, đau bụng dưới bên trái không phải là dấu hiệu đau ruột thừa. Theo đánh giá từ bác sĩ chuyên khoa sản Nguyễn Thị Lan cho biết: Tình trạng đau bụng dưới bên trái cùng với dấu hiệu tăng tiết dịch âm đạo (khí hư ra nhiều) mà bạn Hiền đang gặp phải, được xem là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa ở phụ nữ như:

- Bệnh viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu là một bệnh nhiễm trùng của hệ thống sinh sản ở phụ nữ. Bệnh thường được gây ra bởi các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia và bệnh lậu. Khi bị viêm vùng chậu, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như:

+ Đau bụng dưới bên trái

+ Tăng tiết dịch âm đạo kèm theo mùi hôi khó chịu

+ Đau và chảy máu bất thường khi quan hệ tình dục

+ Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu

+ Sốt

Nếu phụ nữ có tiếp xúc tình dục với người bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì khả năng bị viêm vùng chậu sẽ cao hơn những người bình thường.

- Lạc nội mạc tử cung

Khi phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, các mô điển hình nằm bên trong tử cung sẽ phát triển bên ngoài tử cung. Điều này có thể gây đau bụng và dẫn đến vô sinh. Một trong những triệu chứng điển hình của bệnh lạc nội mạc tử cung đó là dấu hiệu đau bụng dưới bên trái. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác như: 

+ Đau bụng kinh có thể trở nên nặng hơn theo thời gian

+ Đau rát khi quan hệ tình dục

+ Đau rát khi đi tiểu

+ Chảy máu kinh nguyệt nhiều

Người bệnh nên đi gặp bác sĩ để được can thiệp và điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả.

- U nang buồng trứng

U nang buồng trứng được xem là tình trạng xuất hiện một túi chứa đầy chất lỏng bên trong hoặc trên bề mặt của buồng trứng. Hầu hết các trường hợp u nang không tạo các triệu chứng bất thường và có thể biến mất mà không cần điều trị trong một vài tháng. Tuy nhiên, các khối u nang lớn có thể gây khó chịu, nó có thể đè vào bàng quang của phụ nữ, khiến bạn đi tiểu nhiều lần.

Bạn đang xem: Đau bụng dưới bên trái có phải ruột thừa không ?
Bài trước Bài sau
Viết bình luận của bạn

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng

Danh sách so sánh
Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Hệ thống cửa hàng