Chỉ định:
Bệnh động kinh:Ðộng kinh cục bộ có triệu chứng phức tạp (động kinh tâm thần vận động và động kinh thùy thái dương). Cơn hưng cảm cấp và điều trị duy trì các rối loạn cảm xúc lưỡng cực để phòng ngừa hoặc làm giảm sự tái phát. Hội chứng cai rượu. Đau dây thần kinh sinh ba tự phát và đau dây thần kinh sinh ba do bệnh xơ cứng rải rác. Bệnh thần kinh do đái tháo đường gây đau. Đái tháo nhạt trung ương. Đa niệu và khát nhiều có nguồn gốc hormon thần kinh. Liều lượng - Cách dùng: Điều trị phải được bắt đầu với liều thấp, sau đó tăng từ từ cho tới khi đạt được tác dụng tối đa. Khi cơn động kinh được kiềm chế tốt, có thể giảm dần tới liều tác dụng thấp nhất. Có thể hữu ích nếu xác định được nồng độ thuốc trong máu khi giữ mức liều tối ưu. Nếu thuốc được dùng bổ sung cho một thuốc chống động kinh khác, thuốc phải được đưa vào dần dần trong khi duy trì, hoặc nếu cần điều chỉnh lại liều lượng của loại thuốc kia (xem phần Tương tác thuốc). Người lớn : bắt đầu điều trị với liều 100-200 mg x 1-2 lần/ngày, tăng liều dần dần tới khi đạt được liều đáp ứng tối đa (thường với liều 400 mg x 2-3 lần/ngày) ; 1600 mg hoặc thậm chí 2000 mg/ngày có thể được chỉ định cho một vài bệnh nhân. Trẻ em: 10-20 mg/kg cân nặng hàng ngày. Trẻ nhỏ ≤ 1 tuổi : 100-200 mg/ngày. 1 - 5 tuổi: 200-400 mg/ngày. 6 - 10 tuổi: 400-600 mg/ngày. 11-15 tuổi: 600-1000 mg/ngày. Ở trẻ nhỏ 4 tuổi hoặc thấp hơn nên bắt đầu điều trị với liều 20-60 mg/ngày, tăng liều 20-60 mg mỗi ngày. Với trẻ hơn 4 tuổi, điều trị bắt đầu với liều 100 mg/ngày, và tăng liều 100 mg mỗi tuần. Nếu điều trị thay thế bằng viên đặt, liều lượng cần được tăng 25% ở dưới mức đã nói ở trên, liều tối đa không vượt quá 1000 mg. Đau dây thần kinh V: Liều bắt đầu 200-400 mg ngày. Phải tăng liều từ từ cho tới khi hết triệu chứng đau (thường vào khoảng 200 mg x 3-4 lần/ngày). Sau đó nên giảm liều dần dần cho tới liều duy trì thấp nhất có thể được. Liều bắt đầu 100 mg x 2 lần/ngày có thể áp dụng đối với người lớn tuổi. Hội chứng cai nghiện rượu : Liều trung bình: 200 mg x 3-4 lần/ngày. Trong các trường hợp nặng cần tăng liều trong những ngày đầu (ví dụ tới 400 mg x 3 lần/ngày). Bắt đầu điều trị trong các ca nặng cần phối hợp Tegretol với thuốc an thần/thuốc ngủ (như clomethiazol, chlordiazepoxide). Khi đã qua giai đoạn cấp tính. Tegretol được chỉ định tiếp tục với đơn trị liệu. Cơn hưng cảm và phòng ngừa trạng thái hưng-trầm cảm (lưỡng cực) : Liều dùng khoảng 400-1600 mg/ngày ; liều dùng 400-600 mg/ngày, chia 2-3 lần. Liều dùng nên tăng nhanh trong cơn hưng cảm cấp tính, trong khi tăng liều ít một đối với điều trị phòng ngừa rối loạn cảm xúc lưỡng cực nhằm đạt sự dung nạp tốt nhất. Chống chỉ định: Quá mẫn với carbamazepine & thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Suy tủy. Dùng chung với IMAO (phải ngưng IMAO ít nhất 14 ngày trước đó). Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ xuất hiện có thể hiếm gặp hoặc thường xuyên hơn, đặc biệt khi bắt đầu điều trị với Tegretol, nếu liều ban đầu quá cao, hay trong khi điều trị người lớn tuổi. Các tác dụng này bao gồm các dấu hiệu về thần kinh (như chóng mặt, đau đầu, mất điều hòa, ngủ gà, mệt mỏi, song thị), hay các rối loạn tiêu hóa (như buồn nôn, nôn) và các phản ứng dị ứng da. Các phản ứng liên quan đến liều dùng thường tự giảm trong vài ngày hay sau khi tạm thời giảm liều. Các phản ứng về thần kinh có thể là do dùng quá liều nhẹ hay do dao động lớn về nồng độ thuốc trong máu. Những trường hợp này nên theo dõi nồng độ thuốc và giảm liều hàng ngày hoặc chia thành 3-4 liều nhỏ. - Hệ thần kinh trung ương (và ngoại vi). Phản ứng thần kinh
Hay gặp: Chóng mặt, mất điều hòa, ngủ gà, mệt mỏi. Đôi khi : đau đầu, song thị, rối loạn thị trường (như mù màu). Hiếm gặp: Cử động vô thức (như run, loạn giữ tư thế, loạn vận động miệng-mặt, múa giật, loạn trương lực cơ, máy cơ); rung giật nhãn cầu. Cá biệt: Rối loạn vận nhãn, rối loạn ngôn từ (loạn vận ngôn hay nói lắp), viêm dây thần kinh ngoại vi, dị cảm Cá biệt : ảo giác (thị giác, thính giác), trầm cảm, ăn mất ngon, bồn chồn, hành vi kích thích, kích động, lú lẫn, sự kích hoạt các rối loạn tâm thần. Đôi khi hoặc khá thường gặp : phản ứng dị ứng da, mày đay (có thể nặng hơn). Hiếm gặp: Viêm da tróc vẩy và đỏ da, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng lupus ban đỏ hệ thống (SLE : systemic lupus erythematosus). Cá biệt: Nhiễm độc hoại tử biểu bì, phản ứng quá mẫn với ánh sáng, hồng ban đa dạng và ban nổi cục, thay đổi sắc tố da, ban xuất huyết, ngứa, trứng cá, ra mồ hôi, rụng tóc, rậm lông (nữ). - Máu Đôi khi hoặc khá thường gặp : bệnh giảm bạch cầu, đôi khi tăng bạch cầu ưa eosin, giảm lượng tiểu cầu. Hiếm gặp: Chứng tăng bạch cầu, bệnh hạch bạch huyết. Cá biệt : mất bạch cầu hạt, thiếu máu bất sản tủy, thiếu máu bất sản dòng hồng cầu, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, cơn rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, chứng tăng hồng cầu, thiếu hụt acid folic, thiếu máu huyết tán. - Gan Hay gặp: Tăng lượng g-GT (do giảm enzyme gan), thường không có { nghĩa lớn về lâm sàng. Đôi khi : phosphatase kiềm tăng. Hiếm gặp: Transaminase tăng ; vàng da, ứ mật, viêm nhu mô (tế bào gan), hoặc viêm gan hỗn hợp. Cá biệt: Viêm gan u hạt. - Tiêu hóa Đôi khi hoặc khá thường xuyên: Buồn nôn, nôn. Thỉnh thoảng: Khô miệng. Hiếm gặp: Ỉa chảy hoặc táo bón. Cá biệt: Đau bụng, viêm lưỡi, viêm miệng. Dạng viên đặt đôi khi gây kích thích đại tràng. Phản ứng quá mẫn Hiếm gặp: Quá mẫn muộn của các cơ quan biểu hiện sốt, nổi ban, viêm mạch, bệnh hạch bạch huyết, rối loạn giống u lympho, đau khớp, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, gan lách to, xét nghiệm gan không bình thường, xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng (như phổi, thận, tụy, cơ tim). Cá biệt: Phản ứng phản vệ, viêm màng não vô trùng với rung giật cơ và tăng bạch cầu ưa eosin ở ngoại biên. Cần ngưng điều trị nếu các triệu chứng quá mẫn trên xuất hiện. - Tim mạch Hiếm gặp: Rối loạn dẫn truyền nhịp tim. Cá biệt: Nhịp tim chậm, loạn nhịp, bloc nhĩ-thất với triệu chứng ngất, trụy mạch, suy tim xung huyết, tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp, suy vành, viêm huyết khối tĩnh mạch, bệnh huyết khối tắc mạch. - Hệ nội tiết và chuyển hóa Đôi khi: Phù, giữ nước, tăng cân , giảm natri huyết và hạ nồng độ dịch do tác dụng giống ADH, dẫn tới có trường hợp cá biệt nhiễm độc nước cùng các triệu chứng ngủ lịm, nôn, đau đầu, lú lẫn và các rối loạn thần kinh. Cá biệt: Chứng vú to hoặc tiết sữa ở nam ; xét nghiệm chức năng tuyến giáp không bình thường - giảm L-thyroxine (FT4, T4, T3) và TSH tăng - thường không kèm theo biểu hiện lâm sàng ; rối loạn chuyển hóa ở xương (giảm calci máu và 25-OH-cholecalciferol), dẫn tới cá biệt có trường hợp nhuyễn xương ; tăng cholesterol, bao gồm lipoprotein tỷ trọng cao và triglycerides. - Tiết niệu - Sinh dục Cá biệt: Viêm thận kẽ và suy thận, hay các dấu hiệu giảm chức năng thận (như albumin niệu, đái máu, thiểu niệu, tăng urê máu BUN (blood urea nitrogen), đái rắt, bí tiểu, rối loạn tình dục/bất lực. - Giác quan Cá biệt: Cối loạn vị giác, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc, ù tai, hạ thấp ngưỡng nghe. - Cơ xương Cá biệt: Đau khớp, đau cơ hay chuột rút. Hô hấp Cá biệt: Quá mẫn cảm ở phổi biểu hiện sốt, khó thở, viêm phổi khu trú hoặc viêm phổi. Thận trọng: Tăng nhãn áp. Lái xe & vận hành máy. Suy tim, gan, thận. Phụ nữ có thai & cho con bú. Trẻ < 6 tuổi.