Chỉ định:
Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản (GERD).
Điều trị loét đường tiêu hóa.
Hội chứng Zollinger-Ellison.
Liều lượng – Cách dùng:
Thuốc nên được uống nguyên viên và không nên nghiền hay nhai.
Giảm triệu chứng khó tiêu do acid: 10 hoặc 20 mg/ngày trong 2-4 tuần.
Điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Liều thông thường: 20 mg x 1 lần/ngày trong 4 tuần, trong trường hợp viêm thực quản dai dẳng, có thể dùng liều 40 mg/ngày.
Liều duy trì : sau khi khỏi viêm thực quản là 20 mg x 1 lần/ngày và đối với chứng trào ngược acid là 10 mg/ngày.
Điều trị loét đường tiêu hóa:
Liều đơn: 20 mg/ngày, hoặc 40 mg/ngày trong trường hợp bệnh nặng.
Liều duy trì: 10-20 mg x 1 lần/ngày.
Điều trị loét dạ dày do thuốc kháng viêm không steroid: 20 mg/ngày
Hội chứng Zollinger-Ellison.: 60 mg x 1 lần/ngày, điều chỉnh khi cần thiết.
Bệnh nhân suy chức năng thận: Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy chức năng thận.
Bệnh nhân suy gan: 10-20 mg/ngày.
Người cao tuổi (> 65 tuổi): Không cần điều chỉnh liều ở người cao tuổi.
Trẻ em: Kinh nghiệm điều trị omeprazol ở trẻ em còn hạn chế.
Chống chỉ định:
Quá mẫn với omeprazol, esomeprazol, hoặc các dẫn xuất benzimidazol khác (như lansoprazol, pantoprazol, rabeprazol) hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng phụ:
Thường gặp:
Nhức đầu, buồn ngủ, chóng mặt.
Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, chướng bụng.
Ít gặp:
Mất ngủ, lú lẫn, chóng mặt, mệt mỏi.
Nổi mày đay, ngứa, nổi ban.
Tăng transaminase (có hồi phục).
Hiếm gặp:
Đổ mồ hôi, phù ngoại biên, quá mẫn bao gồm phù mạch, sốt và sốc phản vệ.
Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm toàn bộ các tế bào máu, mất bạch cầu hạt.
Lú lẫn có hồi phục, kích động, trầm cảm, ảo giác ở người bệnh cao tuổi và đặc biệt là ở người bệnh nặng, rối loạn thính giác.
Vú to ở đàn ông.
Viêm dạ dày, nhiễm nấm Candida, khô miệng.
Viêm gan vàng da hoặc không vàng da, bệnh não ở người suy gan.
Co thắt phế quản.
Đau khớp, đau cơ.
Viêm thận kẽ.
Đối với phụ nữ có thai
Không nên dùng cho người mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu.