CHỈ ĐỊNH:
- Nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin: Viêm xoang cấp, đợt cấp viêm phế quản mạn, viêm phổi cộng đồng, viêm tiền liệt tuyến, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn da.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Quá mẫn với levofloxacin và các quinolon khác hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Động kinh, thiếu hụt G6PD, tiền sử bệnh ở gân cơ.
- Trẻ em dưới 18 tuổi. Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú.
THẬN TRỌNG:
- Bệnh nhân viêm gân hoặc có bệnh về cơ, xương, khớp.
- Người bệnh có bệnh lý trên thần kinh trung ương như động kinh, xơ cứng mạch máu não...
- Cần ngưng thuốc ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của phản ứng mẫn cảm và áp dụng các biện pháp xử trí thích hợp.
- Thuốc có thể gây viêm đại tràng màng giả do Clostridium difficile. Cần lưu ý chẩn đoán chính xác các trường hợp tiêu chảy xảy ra trong thời gian người bệnh đang sử dụng kháng sinh để có biện pháp xử trí thích hợp.
- Đã có thông báo người bệnh sử dụng các kháng sinh nhóm fluoroquinolon, trong đó có levofloxacin xuất hiện mẫn cảm với ánh sáng mức độ từ trung bình đến nặng.
- Cũng như các quinolon khác, levofloxacin có thể gây rối loạn chuyển hóa đường, bao gồm tăng hoặc hạ đường huyết thường xảy ra ở người bệnh đái tháo đường đang sử dụng levofloxacin đồng thời với một thuốc uống hạ đường huyết hoặc với insulin; do đó cần giám sát đường huyết trên người bệnh này.
- Cần tránh sử dụng trên người bệnh sẵn có khoảng QT kéo dài, người bệnh hạ kali máu, người bệnh đang sử dụng các thuốc chống loạn nhịp nhóm IA (quinidin, procainamid...) hoặc nhóm III (amiodaron, sotalol...); thận trọng khi sử dụng levofloxacin cho các người bệnh đang trong các tình trạng tiền loạn nhịp như nhịp chậm và thiếu máu cơ tim cấp.
PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:
Không dùng levofloxacin cho phụ nữ có thai. Không cho con bú khi dùng levofloxacin.
LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC:
Hiếm khi có tác động ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:
- Thường gặp: Buồn nôn, tiêu chảy, tăng enzym gan, mất ngủ, đau đầu, kích ứng nơi tiêm. Ít gặp: Hoa mắt, căng thẳng, kích động, lo lắng, đau bụng đầy hơi, khó tiêu, nôn, táo bón, tăng bilirubin huyết, viêm âm đạo, nhiễm nấm candida sinh dục, ngứa, phát ban.
- Hiếm gặp: Tăng hoặc hạ huyết áp, loạn nhịp, đau cơ, đau khớp, viêm đại tràng màng giả, khô miệng, co giật, giấc mơ bất thường, trầm cảm, rối loạn tâm thần, choáng phản vệ.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG:
Dùng đường uống.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: 500 mg, 1 lần/ ngày trong 7 ngày.
- Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng: 500 mg, 1 - 2 lần/ ngày trong 7 - 14 ngày.
- Viêm xoang hàm trên cấp tính: 500 mg, 1 lần/ ngày trong 10 - 14 ngày.
- Nhiễm trùng da và tổ chức dưới da: Không biến chứng: uống 500 mg x 1 lần/ ngày trong 7 - 10 ngày.
- Có biến chứng: 750 mg x 1 lần/ ngày, trong 7 - 14 ngày.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Không biến chứng: uống 250 mg x 1 lần/ ngày, trong 3 ngày.
- Có biến chứng: uống 250 mg x 1 lần/ ngày, trong 10 ngày.
- Viêm thận - bể thận cấp: 250 mg, 1 lần/ ngày trong 10 ngày.
- Bệnh than: Điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm với trực khuẩn than: ngày uống 1 lần, 500 mg, dùng trong 8 tuần.
- Liều dùng cho bệnh nhân suy thận:
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, viêm thận - bể thận cấp:
- Độ thanh thải creatinin ≥ 20 ml/ phút: liều ban đầu là 250 mg, liều duy trì 250 mg mỗi 24 giờ.
- Độ thanh thải creatinin 10 - 19 ml/ phút: liều ban đầu là 250 mg, liều duy trì 250 mg mỗi 48 giờ.
Các chỉ định khác:
- Độ thanh thải creatinin 50 - 80 ml/ phút: không cần hiệu chỉnh liều.
- Độ thanh thải creatinin 20 - 49 ml/ phút: liều ban đầu là 500 mg, liều duy trì 250 mg mỗi 24 giờ.
- Độ thanh thải creatinin 10 - 19 ml/phút: liều ban đầu là 500 mg, liều duy trì 125 mg mỗi 24 giờ.
- Thẩm tách máu hoặc thẩm phân phúc mạc liên tục: liều ban đầu 500 mg, liều duy trì 125 mg mỗi 24 giờ.
Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.