CHỈ ĐỊNH:
- Điều trị các nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn nhạy cảm, bao gồm:
- Nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình ở đường hô hấp dưới, kể cả viêm phổi cấp tính mắc phải ở cộng đồng do các chủng Streptococcus pneumoniae hoặc Haemophilus influenzae nhạy cảm (bao gồm các chủng sinh ra beta - lactamase) và đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn do các chủng S. pneumoniae nhạy cảm và do các H. influenza hoặc Moraxella catarrhalis, không sinh ra beta - lactamase. Thay thế penicilin điều trị nhiễm khuẩn nhẹ và vừa đường hô hấp trên (viêm họng, viêm amidan ...) do Streptococcus pyogenes nhạy cảm. Viêm xoang hàm trên cấp tính do Haemophilus influenzae (bao gồm các chủng sinh ra beta - lactamase), Streptococcus pneumoniae và Moraxella catarrhalis.
- Viêm tai giữa cấp do các chủng nhạy cảm S. pneumoniae, H. influenzae (bao gồm các chủng sinh ra beta - lactamase) hoặc B. catarrhalis.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thể nhẹ và vừa do chủng nhạy cảm E.coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis hoặc Staphylococcus saprophyticus.
- Bệnh lậu không biến chứng do các chủng có hoặc không tạo penicilinase của Neisseria gonorrhoea. Nhiễm khuẩn da do Staphylococcus aureus (bao gồm các chủng sinh ra penicilinase) và các chủng nhạy cảm của Streptococcus pyogenes.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
- Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc với các cephalosporin.
- Người bệnh có tiền sử dị ứng với penicilin hoặc với bất cứ kháng sinh nhóm beta-lactam.
PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:
- Thận trọng khi dùng thuốc cho các đối tượng này.
- Chưa có tài liệu về việc sử dụng cefpodoxim trên phụ nữ có thai, tuy nhiên chỉ nên dùng cefpodoxim cho người mang thai khi thật cần thiết.
- Cefpodoxim được tiết qua sữa mẹ ở nồng độ thấp, tuy nhiên nó cũng có thể có ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ: Rối loạn hệ vi khuẩn ruột, tác dụng trực tiếp lên cơ thể trẻ và làm sai lệch kết quả kháng sinh đồ. Nên cân nhắc việc ngừng cho con bú trong thời gian người mẹ dùng thuốc.
LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC:
- Thuốc có thể gây chóng mặt và ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:
- Các tác dụng không mong muốn sau đây được báo cáo có liên quan đến cefpodoxim theo các nhóm tần suất: rất hay gặp (> 1/ 10), thường gặp (> 1/ 100, < 1/ 10), ít gặp (> 1/ 1000, < 1/ 100), hiếm gặp (> 1/ 10000, < 1/ 1000) và rất hiếm gặp (< 1/ 10000) và theo hệ cơ quan:
- Rối loạn huyết học:
- Hiếm gặp: Giảm hemoglobin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và tăng bạch cầu ái toan.
- Rất hiếm gặp: Thiếu máu tán huyết.
- Rối loạn hệ thần kinh:
- Ít gặp: Nhức đầu, dị cảm, chóng mặt.
- Rối loạn thính lực:
- Ít gặp: Ù tai.
- Rối loạn tiêu hóa:
- Thường gặp: Gây áp suất dạ dày, buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy.
- Tiêu chảy ra máu có thể xảy ra như một triệu chứng của viêm ruột.
- Khả năng viêm ruột đại tràng giả mạc cần được theo dõi nếu tiêu chảy nặng hoặc kéo dài xảy ra trong hoặc sau quá trình điều trị.
- Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng:
- Thường gặp: Ăn không ngon.
- Rối loạn hệ miễn dịch:
- Cần theo dõi phản ứng quá mẫn ở tất cả các mức độ nghiêm trọng.
- Rất hiếm gặp: Phản ứng phản vệ, co thắt phế quản, xuất huyết dưới da và phù mạch.
- Rối loạn thận và tiết niệu:
- Rất hiếm gặp: Tăng nhẹ lượng urê máu và creatinin máu.
- Rối loạn gan mật:
- Hiếm gặp: Tăng tạm thời AST, ALT, phosphatase kiềm, bilirubin.
- Rất hiếm gặp: Tổn thương gan.
- Rối loạn da và mô dưới da:
- Ít gặp: Phản ứng quá mẫn, phát ban, nổi mày đay, ngứa.
- Rất hiếm gặp: Hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc và hồng ban đa dạng.
- Nhiễm khuẩn: Có nguy cơ làm phát triển quá mức các vi khuẩn kháng thuốc.
- Rối loạn toàn thân và tại chỗ:
- Ít gặp: Suy nhược hoặc khó chịu.
- Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
- Hướng dẫn cách xử trí ADR: Ngưng điều trị bằng cefpodoxim.
LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG:
- Hòa thuốc với lượng nước vừa đủ (khoảng 5 - 10 ml nước cho 1 gói), khuấy đều trước khi uống.
- Uống trước hoặc sau bữa ăn đều được.
Lưu ý: Uống ngay sau khi đã pha thành hỗn dịch uống.